CHỈNH SỬA
trung-tam-y-te-du-phong-tphcm

Thông Tin Chi Tiết Về Trung Tâm Tế Dự Phòng TPHCM

623

Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM là đơn vị thực hiện các dịch vụ công về y tế đóng vai trò quan trọng tại thành phố. Nếu bạn chưa biết về địa điểm này, hãy đọc ngay những thông tin chia sẻ mà Top1HCM.Com cập nhật dưới đây nhé!

MỤC LỤC

    1. Thông Tin Chung Về Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM

    Địa chỉ: 699 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
    Điện thoại:  (028)39.242.717
    Fax: (028)39.234.629
    Đường dây nóng: 0938.06.08.69
    Email: webytdp@gmail.com

    Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.

    Trung tâm y tế dự phòng tphcm
    Trung tâm y tế dự phòng tphcm

    Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM bao gồm: Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM (thuộc Bộ Y tế).

    2. Thời Gian Làm Việc Của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM

    • Từ thứ 2 đến thứ 6 : Buổi sáng: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 phút.
    • Buổi chiều : 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

    3. Lưu Ý Khám Chữa Bệnh Tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM

    • Người bênh nên chủ động thời gian, tiết kiệm công sức chờ đợi và tránh những tiêu cực khi phải đợi chờ đăng ký khám bệnh tại các bệnh viện, phòng mạch
    • Chỉ cần một cuộc gọi đến Tổng Đài 0938.06.08.69, khách hàng yên tâm về ngày giờ khám bệnh.
    • Nên đến trước thời gian kết thúc 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.

    4. Các Phòng - Khoa Khám Bệnh Của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM

    Phòng Tổ chức Hành chính: 

    • Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; các chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật của Trung tâm theo quy định của pháp luật và bảo vệ chính trị nội bộ của Trung tâm.
    • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.
    •  
    • Quản lý cơ sở vật chất, kho, tài sản của Trung tâm; Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

    Phòng Kế hoạch Tài chính:

    • Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch;mXây dựng dự toán ngân sách, kế hoạch sử dụng ngân sách hàng năm; Tổng hợp, dự trù thuốc, vật tư, hóa chất và các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của Trung tâm; thu thập thông tin và phân tích số liệu do các đơn vị báo cáo.
    • Quản lý và cấp phát kinh phí, vật tư theo kế hoạch đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán tài chính, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
    • Phối hợp với các khoa, phòng xây dựng kế hoạch, triển khai công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
    • Tổ chức thu, chi các loại phí, lệ phí và các dịch vụ y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
    • Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

    Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm

    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống các dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi; Kiểm tra, giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy cơ dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, phát hiện và xác định kịp thời các tác nhân gây bệnh, dịch và chủ động phòng, chống dịch.
    • Quản lý tình hình diễn biến các dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, thu thập thông tin, số liệu, lập bản đồ, biểu đồ dịch tễ theo dõi diễn biến tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi và dự báo nguy cơ dịch, bệnh.
    • Tổ chức, chỉ đạo, giám sát các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch trên địa bàn, tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
    • Thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho cộng đồng.
    • Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ về kiểm soát bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng trên địa bàn; Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.
    • Xây dựng, thực hiện và quản lý các hoạt động, dự án, đề án: phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh mới nổi; vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng, chống bệnh, dịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
    • Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ: sát khuẩn, tẩy uế, diệt động vật và véc tơ truyền bệnh.

    Khoa Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng

    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét; bệnh ký sinh trùng; bệnh do côn trùng truyền.
    • Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và hướng dẫn giám sát côn trùng truyền bệnh bao gồm các véc tơ sốt xuất huyết, sốt rét, véc tơ truyền bệnh qua động vật, các véc tơ khác và các biện pháp phòng chống.
    • Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống các bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, các bệnh do côn trùng truyền trên địa bàn.
    • Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng, côn trùng trên địa bàn; Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế các chương trình, dịch vụ, kỹ thuật và dự án thuộc lĩnh vực phòng chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh.

    Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng

    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động dinh dưỡng cộng đồng, giám sát, phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
    • Quản lý, thu thập thông tin, số liệu, phân tích các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, tình hình mắc và tử vong do bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh.
    • Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật đối với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về dinh dưỡng và phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
    • Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe và các can thiệp nâng cao sức khỏe cộng đồng phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại do lạm dụng rượu bia, phòng bệnh không lây nhiễm, bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh do dinh dưỡng không hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
    • Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng và phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn; Phối hợp và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh.
    • Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, các chương trình, dự án, hợp tác quốc tế, dịch vụ liên quan đến phòng chống các yếu tố nguy cơ, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chuyển hóa và bệnh do dinh dưỡng không hợp lý.

    Khoa Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường học

    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học; Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác y tế học đường; triển khai thực hiện hoạt động phòng chống các bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh, các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với học sinh, sinh viên.
    • Quản lý, tư vấn, kiểm tra và giám sát môi trường đối với các cơ sở y tế, báo cáo hiện trạng môi trường sức khỏe của tỉnh hàng năm; đo kiểm tra môi trường và giám sát điều kiện vệ sinh trường học.
    • Giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt; giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt.
    • Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định hiện hành về y tế đối với môi trường, chất thải, nước ăn uống, nước sinh hoạt; đánh giá tác động môi trường đến sức khỏe trên địa bàn tỉnh.
    • Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, tập huấn về phòng chống các yếu tố nguy cơ môi trường tác động lên sức khỏe cộng đồng và phòng chống bệnh tật học đường.
    • Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác y tế trường học, phòng chống các yếu tố nguy cơ môi trường tác động lên sức khỏe cộng đồng trên địa bàn; Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án, hợp tác quốc tế liên quan đến sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học.

    Khoa Xét nghiệm:

    • Xây dựng kế hoạch phát triển kỹ thuật xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
    • Thực hiện các xét nghiệm đáp ứng yêu cầu các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, phát hiện sớm bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, các rối loạn chuyển hóa, bệnh liên quan đến dinh dưỡng; các xét nghiệm về an toàn thực phẩm; xét nghiệm phục vụ giám sát, đo kiểm tra môi trường sức khỏe và các xét nghiệm khác phục vụ công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
    • Thực hiện quy trình kỹ thuật xét nghiệm theo quy định; phổ biến kỹ thuật và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đối với tuyến huyện và các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
    • Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá an toàn sinh học các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn tỉnh; Thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế, đo kiểm tra môi trường và các hoạt động ngoại kiểm theo yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

    Phòng khám Tư vấn và Điều trị dự phòng:

    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng; Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường, bệnh liên quan đến dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân cho cá nhân và cộng đồng.
    • Tư vấn, truyền thông nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
    • Tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế theo hình thức dịch vụ; Khám, quản lý sức khỏe cộng đồng và phục hồi chức năng.
    • Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, tư vấn và điều trị dự phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý, bệnh liên quan rối loạn chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm khác và các đối tượng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh bướu cổ, Basedow, đái tháo đường, tăng huyết áp, răng miệng, bệnh nghề nghiệp và các bệnh không lây nhiễm khác).

    5. Các Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM  

    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về Y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương trình Sở Y tế phê duyệt: giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
    • Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã (gọi tắt là TTYT huyện), cơ sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
    • Triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng.
    • Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng theo kế hoạch của thành phố, Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
    • Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng.
    • Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về Y tế dự phòng trên địa bàn thành phố khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
    • Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về Y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm.
    • Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng trên địa bàn thành phố.
    • Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
    • Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về trung tâm y tế dự phòng tphcmTop1HCM.Com muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đơn vị y tế này. 

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    FACEBOOK Like